Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

[MIỄN PHÍ DOWNLOAD] NGUỒN GỐC CỦA CHẤT LIỆU DENIM VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHIẾC QUẦN JEANS



XEM CHI TIẾT TẠI LINK: Nguồn gốc của chất liệu denim và lịch sử ra đời của chiếc quần jeans from Garment Space

NGUỒN GỐC CỦA CHẤT LIỆU DENIM VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHIẾC QUẦN JEANS
Sự phát kiến ra quần jeans có thể sánh ngang với việc quấn lá chuối của thời cổ đại  Cùng đọc và hiểu thêm về loại chất liệu của thế kỉ này nhé. Jeans là một loại quần được làm từ vải denim ra đời vào năm 1873 bởi Jacob Davis và Levis Strauss . Ngày nay, ở Việt Nam cũng như nước ngoài, jeans là một thứ trang phục rất phổ biến ở mọi tầng lớp, mọi độ tuổi.

Có rất nhiều câu chuyện xung quanh cái tên và lịch sử ra đời của “jeans”, về chất liệu denim cũng như nhiều vấn đề khác xoay quanh loại vật liệu này. Với với chuỗi bài viết Jeans & Denim,ClothingFreakers mong muốn mang đến cho các bạn một nguồn tự liệu bằng tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu về những vấn đề trên cũng như nhiều điều thú vị khác.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta cần lưu ý 3 điều sau:
- Jean và denim là 2 loại vật liệu khác nhau.
- Jeans là một loại quần, jean là một loại chất liệu (khác nhau ở chữ “s”)
- “Waist overall” là tên của quần jeans khi vừa mới ra đời.

CHẤT LIỆU DENIM
Trước hết, chúng ta cần xác định denim và jean là 2 loại vật liệu khác nhau hoàn toàn. Jean là một loại vải bông thô ra đời ở Genoa, Italy. Loại vải này khá phổ biến và được nhập khẩu vào Anh với một số lượng lớn vào thế kỉ XVI. Vào khoãng thời gian này, jean được sản xuất ở Lancashire. Vào thế kỉ  XVIII, vải jean được làm hoàn toàn từ cotton và được sử dụng để may quần áo, đặc biệt bởi sự bền bĩ cho dù đã qua nhiều lần giặt. Sự phổ biến của denim cũng đang đi lên vào thời điểm này, Denim bền và đắt tiền hơn jean. Hai loại vật liệu khá giống nhau, nhưng có một điểm khác biệt lớn nhất là: denim được dệt từ 1 sợi màu và 1 sợi trắng, còn jean được dệt từ 2 sợi cùng màu. Denim theo truyền thống mang màu xanh nhuộm từ chàm (indigo) rất đặc trưng. Và ngày nay, màu xanh chàm cũng là màu sắc phổ biến nhất đối với quần jeans, và cũng như được rất nhiều người ưa chuộng.
Nói về cái tên denim. Nhiều nguồn tư liệu viết rằng denim là một cách đọc sai của từ tiếng Pháp “serge de Nimes”, một loại vải serge đến từ thị trấn Nimes của Pháp. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đặt câu hỏi với sự giải thích này. Loại chất liệu mang tên “serge de Nimes”  được biết đến ở Pháp vào trước thế kỉ XVII. Cũng vào thời gian đó, có 1 loại vật liệu khác ở Pháp mang tên “nim”. Cả hai loại vật liệu này đều được làm 1 phần từ len. Serge de Nimes cũng được biết đến ở Anh vào trước thế kỉ XVII. Một câu hỏi khác được đặt ra: loại vật liệu này được nhập khẩu từ Pháp hay là một vật liệu của Anh nhưng được đặt cùng tên? Theo một nhà nghiên cứu, vật liệu được đặt tên theo một vị trí địa lý nào đó thì thường được sản xuất ra ở một nơi khác; cái tên được sử dụng chỉ nhằm làm tăng nét đặc biệt cho vật liệu khi được bày bán. Vì vậy, có khả năng “serge de Nimes” được mua ở Anh cũng được sản xuất ở Anh, chứ không phải ở Nimes, Pháp. Câu hỏi vẫn còn đó, tại sao từ “denim” lại được nhiều người nghĩ rằng có nguồn gốc từ “serge de Nimes”. Serge de Nimes được làm từ lụa và len, trong khi denim thì hoàn toàn làm bằng cotton. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ có được câu trả lời.
Không hào nhoáng xa hoa như những loại vật liệu da đắt tiền, denim mang đến sự mộc mạc, sự cổ điển, sự chân thật và hơn hết bởi chính lịch sử của nó. Một loại vật liệu có thật và rất quen thuộc, nhưng lại rất mơ hồ khi nói đến nguồn gốc ra đời. Một loại vật liệu vượt thời gian. Vây, tại sao denim lại có thể trở thành một thứ huyền thoại như ngày nay? Tại sao những chiếc quần làm từ denim lại được gọi là quần jeans, trong khi nó không phải làm từ jean? Một lí do rất quan trọng và có thể tìm được trong cuộc đời và sự nghiệp của một doanh nhân người Bavarian, người đã tìm đến xứ đào vàng San Francisco 150 năm về trước.
______________________________
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA QUẦN JEANS
“Levi tìm tới San Francisco vào năm 1853. Nhận ra sự cần thiết của một chiếc quần chắc chắn, bền bĩ cho những người đào vàng, Levi đã sử dụng loại vải dù nâu để may quần. Sau đó ông nhuộm màu xanh cho chất liệu, và rồi chuyển sang sử dụng denim” – trong nhiều thập kỉ, câu chuyện về chiếc quần jeans được kể như vậy. Nhưng sự thật thì lại hoàn toàn khác.
Vào năm 1847, Levi Strauss cùng gia đình rời Đức tìm đến New York, nơi anh trai của ông đang kinh doanh các mặt hàng thô (dry goods: như vải, đồ vải lanh, quần áo,…). Sau đó vài năm, vào 1853, Levitìm đến San Francisco, nơi phong trào đãi vàng đang diễn ra.  Khi đó, ông vẫn kinh doanh hàng thô với  khách hàng là những người đào vàng. Với chất lượng, công ty của Levi bắt đầu nổi tiếng trong 2 thập kỉ tiếp theo. Vào năm 1872, Jacob Davis, một người thợ may đến từ Nevada chuyên sản xuất quần áo cho những người đào vàng, tìm đến Levi và bàn về việc cải tiến những loại quần áo này. Jacob và Levidùng những nút rivet để đóng vào túi quần nhằm tăng sự chắc chắn, và nhận được một bằng sáng chế cho việc này vào ngày 20 tháng 5 năm 1873 (giải thích cho dòng chữ May 20 1873 xuất hiện trên mạc quần của Levi’s). Vào thời gian đó, Levi và Jacob sử dụng loại vải cotton duck màu nâu và denim màu xanh để may những chiếc quần “waist overall” (và tất nhiên, ông không nhuộm bất cứ chất liệu nâu nào thành màu xanh, cũng như không phải mua loại vải denim từ Nimes, Pháp). Nhận ra được những chiếc quần này rất thích hợp cho workwear, ông đã sử dụng loại vải denim thay vì jean, bởi sự bền bĩ vượt trội của nó. Denim dùng để may những chiếc quần waist overall đầu tiên đến từ một nhà máy sản xuất nằm ở bờ biển phía Đông của Mĩ. Vào khoãng những năm 1890 thì việc đóng nút rivet vào quần được cho phép sử dụng rộng rãi, vì vậy công ti Levi Strauss & Co. không còn vị thế độc quyền nữa và dẫn tới sự ra đời của những nhãn hiệu như WranglerLee.


Vào năm 1911, quần jeans không còn được làm bằng vải cotton duck nữa do sự yêu thích của khách hàng đối với loại vải denim. Vào những năm 1920, dòng sản phẩm “wasit overall” của Levis Strauss & Co. trở thành loại quần hàng đầu dành cho workwear ở các bang phía Tây. Bước vào những năm 1930, hình ảnh những cao bồi mặc quần jeans được nâng tầm lịch sử. Loại vải denim được xem như chất liệu của những người Mĩ chính hiệu, biểu trưng bởi những diễn viên như John Wayne, Gary Cooper,… Những người ở phía Đông muốn được thử cảm giác của một cao bồi thực thụ tìm đến California, Arizona, Nevada,… để mua cho mình những chiếc quần Levi’s đầu tiên (các sản phẩm của Levi’s vào thời gian này chỉ được bán ở phía Tây của sông Mississippi). Những người này đã giúp mở rộng ảnh hưởng của văn hóa phía Tây đến toàn bộ nước Mĩ và thậm chí sang nước ngoài


Vào những năm 1950,  Levi Strauss & Co.  phân phối quần jeans khắp nước Mĩ, dẫn tới sự ra đời của khóa kéo quần thay cho nút quần bởi sự khác biệt về thị hiếu giữa khách hàng phía Tây và phía Đông. Quan điểm về những trang phục denim chỉ dành cho dân lao động vẫn không được thay đổi. Ca sĩ BingCrospy, người rất yêu thích Levi’s jeans, đã từng bị mời ra khỏi một khách sạn ở Canada chỉ vì anh đang mặc loại quần ưa thích của mình. Vào thời gian này, quần jeans được xem như là biểu tượng của những thanh niên không ưu tú. Nhiều người Mĩ phản đối việc mặc quần jeans ở trường. Mặc dù vậy, số người tin rằng quần jeans xứng đáng được phổ biến hơn cũng không ít, và chỉ ra những thanh niên ưu tú mặc quần jeans và chưa bao giờ dính vào rắc rối nào. Cho dù mọi người nghĩ gì và làm gì, không gì có thể ngăn được nhu cầu đối với quần jeans. 90% giới trẻ Mĩ mặc quần jeans ở mọi nơi, trừ giường ngủ và nhà thờ. Những người này gọi dòng sản phẩm “waist overall” của Levi’s là “jeans”. Và năm 1960,Levi’s  đã quyết định đổi tên của dòng sản phẩm này, theo như cách gọi của những khách hàng trẻ.

Có 2 giả thuyết về sự ra đời của cái tên này. “Jeans” có thể là một cách đọc trại từ “Genoese”, một loại quần được mặc bởi những thủy thủ đến từ Genoa, Ý. Còn có một sự giải thích khác như sau: chất liệu jean và denim đã được dùng đễ may quần áo workwear trong nhiều thập kỉ, và “jeans” là một khái niệm tương tự cho loại quần làm từ vải jean; Levi Strauss đã nhập khẩu những chiếc quần này từ phía Đông của Mĩ và bán ở California. Khi mà sự phổ biến của chất liệu jean dẫn đường cho sự phát triển của denim trong lĩnh vực workwear, “jeans” cũng trở nên gắn liền với phiên bản denim của những chiếc quần đó.
--------------------------------------------------------------------
Liên hệ page để nhận link download sách và tài liệu: https://www.facebook.com/garmentspace
My Blog: http://garmentspace.blogspot.com/
Từ khóa tìm kiếm tài liệu :
nguồn gốc vải denim, lịch sử ra đời và phát triển quần jean, Levi's, Jeans, Levi Straus,  Jacob Davis và Levis Strauss, CHẤT LIỆU DENIM, cắt may quần tây nam, quy trình may áo sơ mi căn bản, quần nam không ply, thiết kế áo sơ mi nam, thiết kế áo sơ mi nam theo tài liệu kỹ thuật, tài liệu cắt may,lịch sử ra đời và phát triển quần jean, vải denim, Levis strauss cha đẻ của quần jeans. Jeans skinny, street style áo sơ mi nam, tính vải may áo quần, sơ mi nam nữ, cắt may căn bản, thiết kế quần áo, tài liệu ngành may,máy 2 kim, máy may công nghiệp, two needle sewing machine, tài liệu ngành may, thiết bị ngành may, máy móc ngành may,Tiếng anh ngành may, english for gamrment technology, anh văn chuyên ngành may, may mặc thời trang, english, picture, Nhận biết và phân biệt các loại vải, cotton, chiffon, silk, woolCÁCH MAY – QUY CÁCH LẮP RÁP – QUY CÁCH ĐÁNH SỐTÀI LIỆU KỸ THUẬT NGÀNH MAY –TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT – QUY CÁCH ĐÁNH SỐ - QUY CÁCH LẮP RÁP – QUY CÁCH MAY – QUY TRÌNH MAY – GẤP XẾP ĐÓNG GÓI – GIÁC SƠ ĐỒ MÃ HÀNG - Công nghệ may,kỹ thuật may dây kéo đồ án công nghệ may, công nghệ may trang phục, thiết kế trang phục, anh văn chuyên ngành may, thiết bị may công nghiệp,ngành may,báo cáo thực tập ngành may, từ điển chuyên ngành may, thiết kế trang phục 1máy 1 kim, tài liệu ngành may, cấu tạo máy 1 kim, vận hành máy 1 kim, máy may công nghiệp, xỏ chỉ máy may,, thiết kế trang phục thể thao, nguyên phụ liệu ngành may,vest, một số sai hỏng thường gặp ở sản phẩm may công nghiệp, quy trình may, tài liệu kỹ thuật, hình vẽ mô tả mẫu áo jacket, giác sơ đồ, giáo trình công nghệ may 3 – võ phước tấn – đại học công nghiệp tp.hcm,sách tiếng anh ngành may, sách hay ngành may,công nghệ may trang phục 1, công nghệ may tran phục 2, khoa công nghệ may và thời trang, trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh,kỹ thuật may căn bản, quản lý đơn hàng ngành may,giáo trình thiết kế trang phục 5, thiết kế dây chuyền may, cân bằng chuyền, thiết kế đầm váy, cắt may căn bản, cắt may toàn tập, TÀI LIỆU KỸ THUẬT NGÀNH MAY, TECH PACK, QC CHUYỀN MAY, CHỨC NĂNG TỔ TRƯỞNG CHUYỀN MAY,hướng dẫn gấp xếp, đóng gói sản phẩm may,mẫu pre-production, giáo trình thiết bị trong công nghiệp may, cân bằng chuyền, mẫu trước sản xuất, ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY, BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NGHỆ MAY, may công nghiệp, quản lý sản xuất, vị trí công việc ngành may, Plat sketch, dictionary for fashion, textile, cottton, congnghemay.net ENGLISH FOR GARMENT TECHNOLOGY, Atlas.of.fashion.designers.bd, một số loại chuyền may, cơ sở sản xuất may công nghiệp,công nghệ may trang phục 1, lập kế hoạch sản xuất, giáo trình công nghệ may 2, vật liệu may trần thủy bình, công nghệ may trang phục 2, giáo trình công nghệ may 2 đại học công nghiệp tp.hcm – võ phước tấn, Fashion illustration for designers, công nghệ may 4 võ phước tấn, giáo trình thiết kế trang phục 1 võ phước tấn đại học công nghiệp,giáo trình thiết kế trang phục 2 võ phước tấn đại học công nghiệp tp.hcm,giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình, Fabric styles ,giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình, GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY - LÊ THỊ KIỀU LIÊN - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, dệt may việt nam, đặc thù ngành dệt may việt nam, tin tức ngành may, công nghệ may, care label,, Luận văn thực trạng và phương hướng phát triển hàng dệt may xuất khẩu việt nam luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp, mỹ thuật trang , Nguồn gốc của chất liệu denim và lịch sử ra đời của chiếc quần jeansphục, giáo trình thiết kế trang phục, giáo trình thiết kế trang phục 4, Basics fashion design construction, Quần jeans – lịch sử ra đời và phát triển, Quản lý chất lượng trang phục, textile, cottton, 
1.    Bảng hình vẽ mô tả mẫu
2.    Bảng thông số kích thước thành phẩm bán thành phẩm
3.    Bảng phân tích mẫu + bảng qui cách đánh số
4.    Bảng sản lượng hàng
5.    Bảng định mức Nguyên Phụ Liệu
6.    Bảng phân tích đường may
7.    Bảng tích diện tích bộ mẫu
8.    Bảng tác nghiệp màu (trimcard)
9.    Bảng cân đối nguyên phụ liệu
10.  Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ
11.  Bảng qui định cắt
12.  Bảng quy cách may sản phẩm
13.  Bảng qui trình may
14.  Bảng qui trình công nghệ
15.  Sơ đồ nhánh cây
16.  Thiết kế chuyền
17.  Bảng bố trí mặt bằng phân xưởng
18.  Bảng qui cách bao góp
19.  Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng
20.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét